Yêu cầu gia công lắp ráp nghiệm thu kết cấu thep

Thảo luận trong 'Dịch vụ nhà đất, bất động sản' bắt đầu bởi lampho2410, 11/7/21.

  1. lampho2410

    lampho2410 Expired VIP

    Bài viết:
    1,461
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Kết cấu thép phải được gia công và lắp ráp theo bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết kết cấu.
    Đối với các kết cấu cụ thể, ngoài các quy định của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các quy định riêng dành cho các kết cấu đó.
    Khi gia công, lắp ráp nên dùng phương pháp cơ giới, phương pháp tổ hợp khối lớn phù hợp với biện pháp thi công và sơ đồ công nghệ.
    Trong quá trình gia công, lắp ráp, nghiệm thu phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện các sơ đồ công nghệ và biện pháp thi công. Kết quả kiểm tra phải ghi vào nhật ký công trình.
    Vật liệu dùng cho gia công và lắp ráp phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.

    Tài liệu thiết kế thi công cho kết cấu phải được lập đúng theo các yêu cầu của các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật. Công nghệ sản xuất phải được thể hiện trong các tài liệu kỹ thuật và được thể hiện cụ thể trong trình tự sản xuất của nhà chế tạo.
    Kết cấu phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế về khả năng chịu lực; (độ bền, mỏi, ổn định và độ biến dạng); trong trường hợp cần thiết (nếu thiết kế yêu cầu) phải chịu được tải trọng kiểm tra khi chất thải tử nghiệm.
    Kết cấu phải làm việc ổn định đối với sự tác động của nhiệt độ; hoặc các tác động tính toán khác mà chúng có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng.
    Kết cấu dưới tác dụng trực tiếp của lửa khi cháy phải giữ khả năng chịu lực; và (hoặc) tính nguyên vẹn trong một khoảng thời gian nhất định (do thiết kế quy định).
    Kết cấu phải được bảo vệ chống ăn mòn (chúng được thể hiện trong các tài liệu thiết kế; theo yêu cầu của thiêu chuẩn xây dựng về bảo vệ chống ăn mòn kết cấu xây dựng).
    Các lớp bảo vệ chống ăn mòn; phải được thực hiện trong điều kiện công xưởng hoặc nhà máy chế tạo kết cấu thép.
    Lớp bảo vệ chỉ được thực hiện tại hiện trường lắp ráp trong các trường hợp:

    • Xuất hiện các vị trí bị hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản và lắp ráp.
    • Khi thực hiện lớp sơn hoàn thiện;
    • Khi thực hiện lớp sơn chỉ thị
    • Khi được sự đồng ý của người đặt hàng
    Trong xưởng hoặc nhà máy chế tạo kết cấu thép không chống rỉ, sơn và kim loại ;tại các vị trí liên kết lắp ráp bằng bu lông cường độ cao và vùng hàn; lắp với chiều rộng 100mm về 2 phía của mối hàn
    Chất lượng làm sạch bề mặt do dầu mở của cấu kiện phải tuân theo quy định cấp 2; ghi trong tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005. Mức độ làm sạch bề mặt kết cấu khỏi lớp rỉ sét phải thực hiện theo TCXDVN 334;2005
    Lớp sơn bảo vệ các kết cấu chịu lực theo các chỉ tiêu hình dáng bên ngoài; phải phù hợp theo tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005
    Dung sai các thông số hình học của cấu kiện (chi tiết kết cấu, sản phẩm; đơn vị tổ hợp) phải phù hợp với giá trị được quy định trong các tài liệu thiết kế của kết cấu ;cụ thê, nhưng không được vượt quá giá trị ghi trong các bảng 1 và bảng 2.
    Bảng 1-Sai lệch cho phép về kích thước dài các chi tiết kết cấu

    [​IMG]
    Chú thích:
    1. Kích thước ở mục 1.1.c, d;1.2a; II.4.a; III phải đo bằng thước cuộn có độ chính xác cấp 2. Kích thuớc ở mục khác phải đo bằng thước cuộn có độ chính xác cấp 3.
    2. Đối với mép trống ở mục 1.1.a-d, cho phép sai lệch kích thước +5mm.
    Bảng 2: Sai lệch cho phép về hình dạng các chi tiết kết cấu

    [​IMG]

    CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
    1. https://blogxaydung.net/yeu-cau-gia-cong-lap-rap-va-nghiem-thu-ket-cau-thep/
    2. https://blogxaydung.net/ky-thuat-trinh-tu-thi-cong-nghiem-thu-cong-tac-op/
    3. https://blogxaydung.net/khai-niem-phan-loai-va-cau-tao-san-panen/
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này