Những dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống tốt nhất

Thảo luận trong 'Sức khỏe cộng đồng' bắt đầu bởi ntttrinh1103, 3/3/18.

  1. ntttrinh1103

    ntttrinh1103 Expired VIP

    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Ngoài bệnh ung thư và HIV thì bệnh tiểu đường chính là căn bệnh nan y có nguy cơ tử vong cao nhất và hiện nay vẫn chưa chưa có biện pháp chữa khỏi mà chỉ có thể duy trì tình trạng bệnh ở mức ổn định.
    Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường được phát hiện sớm sẽ ngăn ngừa được biến chứng nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với mọi người bệnh tiểu đường là gì và dấu hiệu nhận biết ra sao?
    [​IMG]
    >>> Xem ngay: Bệnh tiểu đường nên ăn gì cho nhanh khỏi

    Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Insulin là một loại chất kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Khi cơ thể thiếu insulin thì đường sẽ không thể chuyển tới các tế bào, nên phải thải qua đường nước tiểu và hình thành bệnh tiểu đường.

    Có 3 loại bệnh tiểu đường chính
    Đái tháo đường type 1: phụ thuộc thuốc tiêm insulin do tuyến tụy không thể sản xuất được insulin và bệnh thường do yếu tố di truyền gây nên. Người có độ tuổi dưới 30 thường hay mắc căn bệnh này.

    Đái tháo đường type 2: không hoặc ít phụ thuộc vào insulin so với bệnh tiểu đường type 1, bệnh xảy ra phổ biến hơn do nguyên nhân béo phì, ít vận động. Người trên 40 tuổi thường mắc phải căn bệnh này.

    Đái tháo đường thai kỳ: Xuất hiện ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24-28 và sẽ tự khỏi sau khi sinh. Nhưng không nên vì thế mà người bệnh thiếu quan tâm và chú ý, vì nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi.

    Theo thống kê vào năm 2012 thì Việt Nam là nước có tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường cao trong khu vực Châu Á và hầu như đều được phát hiện mắc căn bệnh này khi đã ở giai đoạn cuối với những biến chứng nguy hiểm.

    6 dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh tiểu đường
    [​IMG]
    Khi có một trong những biểu hiện trên hoặc có triệu chứng khát nước nhiều, tiểu nhiều thì bạn có thể đã bị tiểu đường type 1 hoặc 2. Để cẩn thận hơn, bạn nên sử dụng các phương pháp xét nghiệm như dùng máy đo đường huyết hoặc HbA1C để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường hay không.

    Không bị đái tháo đường:

    + Nếu chỉ số đường huyết trước ăn: 4,0-5,9 mmol/l

    + Sau ăn 2 tiếng: Nhỏ hơn 7,8mmol/l

    Bệnh tiểu đường type 2:

    + Nếu chỉ số đường huyết trước ăn: 4-7mmol/l

    + Sau ăn 2 tiếng: nhỏ hơn 8,5mmol/l

    Bệnh đái đường type 1:

    + Chỉ số đường máu trước ăn: 4-7mmo/l

    + Sau ăn 2 tiếng: Nhỏ hơn 9 mmol/l

    Nếu bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị đúng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như mù mắt, hoại tử chân, bệnh tim mạch hoặc có khả năng dẫn tới đột quỵ bất cứ lúc nào.

    Người bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, nhằm có thể kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

    >>> Xem ngay: Bệnh tiểu đường là gì và dấu hiệu nhận biết ra sao ?

    Sau đây là những nhóm thực phẩm tốt mà người bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng hằng ngày:

    Rau xanh và trái cây
    [​IMG]
    Rau xanh và trái cây chứa nguồn chất xơ, khoáng chất, và vitamin tự nhiên rất phong phú và dồi dào. Đây là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể.

    Những loại thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường là một số loại rau củ như mù tạt xanh, cải xoăn, cam, củ cải, chanh, bông cải xanh, củ cải, bưởi, rau bina, dâu tây và quả việt quất. Vì chúng có hàm lượng carbohydrat và calo thấp.

    Những người bị tiểu đường nên tránh các loại rau củ giàu tinh bột hoặc các loại thực phẩm nhiều carbohydrate như khoai tây và ngô.

    Bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc

    Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Vì thế, người bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc hàng ngày.

    Các chất béo lành mạnh

    Chất béo đơn không bão hòa được xếp vào nhóm chất béo không có hại cho sức khỏe lại có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị bệnh tim và hàm lượng cholesterol cao, nên cung cấp loại thực phẩm này để ngăn ngừa và phòng chóng cho cơ thể khỏe mạnh.

    Các loại thực phẩm với chất béo lành mạnh bao gồm lạc, hạnh nhân, dầu oliu, hồ đào, ô liu, hạt vừng, bơ và dầu hạt cải.

    Bệnh tiểu đường nên ăn ngũ cốc nguyên hạt

    Người bình thường ăn nhiều ngũ cố nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 30 phần trăm. Trong ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao cũng là một lựa chọn lành mạnh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường.

    Các sản phẩm ngũ cốc bao gồm bột yến mạch, Bulgur, kê, hạt quinoa, kiều mạch, bánh mì nguyên hạt…

    Ngoài ra, các loại thực phẩm như: cá bơn, cá hồi, cá trích, cá rô phi, cá ngừ, cá mòi, tôm, sò điệp, sò, thịt gia cầm (không có da) và thịt thăn cũng là những nguồn protein lý tưởng cho những người bị đái tháo đường.

    Như vậy bạn đã biết bệnh tiểu đường nên ăn gì cho nhanh khỏi. Chúc bạn thành công

    >>> Xem thêm: https://congtymethi.vn/cach-chua-tri-benh-tieu-duong-hieu-qua-bang-hat-methi.html
     
    Đang tải...
: Hạt methi

Chia sẻ trang này