Bé tập nói lần đầu tiên như thế nào ?

Thảo luận trong 'Chuyện gia đình' bắt đầu bởi ngochakipo, 14/9/18.

  1. ngochakipo

    ngochakipo Expired VIP

    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Bé yêu của mẹ sẽ cần khoảng 3 năm để bắt đầu từ những âm thanh đáng yêu như “cúcccc-cu” và những từ ghép như “sô-cô-la” cho đến khi nói được những câu ngắn có chủ ngữ và vị ngữ. Trong khoảng thời gian này, mẹ sẽ trải nghiệm điều mà mọi bậc phụ huynh trên thế giới đều trải qua: cảm thấy khó hiểu trước những âm ooo ooo aaa aaa bi bô ngọng nghịu của bé, sau đó dần trở thành chuyên gia trong lĩnh vực “ngôn ngữ trẻ em”. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn phải chịu thua trước sự phát triển ngôn ngữ thần tốc của bé. Dưới đây là sơ đồ về các giai đoạn chính của việc bé tiếp thu ngôn ngữ.
    dạy bé đọc tên các con vật

    Ooo goo, aaa aaa, mam, me…mẹ!

    Ngay từ khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ đã có một thanh âm rất lớn, đặc biệt là khi khóc. Những âm thanh đầu tiên trẻ thốt lên cũng giống như những gì mà trẻ em trên toàn thế giới nói, bởi vì trẻ chỉ biết dùng mỗi nguyên âm. Kể từ sau đó, bé mới bắt đầu làm quen với tiếng mẹ đẻ, vậy nên ngay từ khi sinh ra mẹ cần phải nói chuyện thật rõ ràng cho bé nghe.

    3 tháng: bé khám phá được niềm vui khi bập bẹ ra tiếng. Đây là điều tự nhiên, vì não của bé cần phải phải phân chia giữa vùng giao tiếp bằng lời nói và vùng giao tiếp bằng cử chỉ.

    Chính vì vậy, lời nói của bé thường đi kèm với sự bắt chước và những cử chỉ ngôn ngữ mang nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như tiếng la lớn vui vẻ sẽ đi cùng một nụ cười tươi, tiếng “neh” đi cùng một cử chỉ cho thấy bé đang muốn gì đó, tiếng “ooo ooo” dễ chịu sau khi được cho ăn… Mẹ đừng lo, dần dần mẹ sẽ học được cách giải mã ngôn ngữ bập bẹ và tiếng khóc của bé thôi!

    6-8 tháng: bé bắt đầu hiểu ra những điều quan trọng! Khi bé “nói”, bố mẹ đều trả lời. Bé đã nắm được quy tắc của việc giao tiếp. Giờ đây bé đã trở thành một chuyên gia bập bẹ, mặc dù mẹ vẫn không hiểu hoàn toàn những gì bé nói. Dần dần, não của bé bắt đầu phân biệt được từ ngữ và ý nghĩa của chúng.

    8-12 tháng: Cuối cùng bé cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình và đang tiến bộ không ngừng trong việc giao tiếp. Đây là giai đoạn mà bé sẽ bắt đầu gọi được “ba” và “mẹ”. Không biết ai sẽ được bé gọi tên đầu tiên nhỉ?

    Để dạy bé, mẹ nên nói chuyện với bé và đồng thời chỉ vào các đồ vật xung quanh. Bé yêu của mẹ lúc này có một trí nhớ cực kì tuyệt vời và có khả năng ghi nhớ mọi thứ đấy!

    Từ 5, 12… giờ đây bé đã nói được 100 từ!
    các con vật cho bé nhanh biết nói

    12-20 tháng: Việc nói năng ban đầu chỉ là những từ đơn giản như “xong”, “không”, “nữa” để chỉ sự thay đổi. Bé yêu cũng bắt đầu chọn những từ tượng thanh yêu thích như “brum-brum” “meo meo” để lặp đi lặp lại. Cuối giai đoạn này, những cụm từ có 2 chữ bắt đầu xuất hiện.

    Trong lúc này, bé hiểu được nhiều hơn khả năng nói của mình. Mẹ có thể khuyến khích bé nói bằng cách chơi trò chơi có tranh ảnh và chữ, hoặc hát cho bé nghe những bài hát ru có vần. Mẹ cũng đừng quên nói chuyện với bé thật tự nhiên, vì đây là cách tốt nhất để làm giàu thêm vốn từ vựng và kích thích sự tò mò của bé.

    Chữ, câu… rồi đến cả một cuộc nói chuyện.

    Sau 2 năm, bé đã có thể học nói tốt, tuy nhiên giai đoạn này tùy thuộc vào mỗi trẻ, có một số trẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn. Ở tuổi này, bé học được khoảng một từ mới mỗi ngày, và đôi lúc bé không thể chọn được từ nào để nói. Bé đã có thể gọi đúng tên đồ vật, bắt đầu hứng thú với suy nghĩ của mọi người chứ không còn chỉ nghĩ đến bản thân nữa.

    Bé trở nên hiểu biết hơn và bắt đầu biết cách nói chuyện để giao tiếp. Mẹ nên dành nhiều thời gian để đọc truyện cho bé, hay kể cho bé nghe về những điều xung quanh. Lúc này bé là một nhà thám hiểm ngôn ngữ đang vô cùng háo hức đấy!

    2-3 năm: bé yêu của mẹ khám phá ra rằng các từ ngữ đều có liên quan đến nhau. Bé sẽ sử dụng động từ trước câu, sao đó mới đến chủ ngữ. Giờ đây bé đã biết dùng chữ “con”, mặc dù bé đã ý thức về bản thân từ trước đó khá lâu rồi.
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này